Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Các yếu tố nguy cơ, triệu chứng và chẩn đoán

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Các yếu tố nguy cơ, triệu chứng và chẩn đoán

👉 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý hô hấp mạn tính đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ hoặc lượng đáng kể những phân tử và khí độc hại…

Tuy nhiên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể làm chậm tiến triển và điều trị hiệu quả khi phát hiện ở giai đoạn sớm tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Zalo

👉 Nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Theo GOLD 2019, trên toàn thế giới, yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hàng đầu là do hút thuốc lá, thuốc lào. Tuy nhiên, vẫn có những bằng chứng rõ ràng từ các nghiên cứu chỉ ra là người không hút thuốc lá vẫn có thể mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Một số yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

Hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh;

Phơi nhiễm với các phân tử độc hại: bụi nghề nghiệp, hữu cơ và vô cơ;

Ô nhiễm không khí trong nhà từ sưởi ấm và nấu ăn bằng khối sinh học trong môi trường thông khí kém;

Ô nhiễm không khí môi trường bên ngoài;

Nhiễm trùng;

👉 Triệu chứng và chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

a. Triệu chứng mắc bệnh COPD

Một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh COPD khi có các triệu chứng trên lâm sàng như:

Khó thở: Tiến triển nặng dần theo thời gian và khó thở liên tục. Bệnh nhân phải gắng sức để thở, thở nặng , cảm giác thiếu không khí, hoặc thở hổn hển. Khó thở tăng lên khi gắng sức, nhiễm trùng đường hô hấp.

Ho mạn tính hoặc khạc đờm mạn tính ( 3 tháng trong 1 năm và liên tiếp trong 2 năm trở lên)

Tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ của bệnh như khói thuốc lá, khói của nguyên liệu, các khói bụi nghề nghiệp;

Bị nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần;

Thở khò khè, mệt mỏi kéo dài;

b. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Để chuẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử, các triệu trứng lâm sàng, và đo chức năng hô hấp (đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ nặng của bệnh). Biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn sau nghiệm pháp giãn phế quản ( 400 μg salbutamol hoặc 80 μg ipratropium khí dung hoặc phun hít với buồng đệm): chỉ số Gaensler (FEV1/FVC < 70%).

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như: hen phế quản, giãn phế quản, lao phổi…Do vậy khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính người bệnh cần đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.

(Nguồn: Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai)

Chia sẻ trên:

Các tin khác