Phương hướng hoạt động của Hội Hô hấp Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 08  năm 2014

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG HỘI HÔ HẤP VIỆT NAM

Đại hội Thành lập Hội Hô hấp Việt Nam họp trong 02 ngày 29 và 30/8/2014 tại Hà Nội đã nhất trí và thông qua Bản Phương hướng hoạt động của Hội Hô hấp Việt Nam như sau:

1. Nâng cao Y Đức

Nâng cao Y Đức cho toàn thể hội viên trong phục vụ bệnh nhân và trong quan hệ giữa các đồng nghiệp.

2. Phát triển khoa học kỹ thuật

2.1. Phù hợp với chủ trương của Bộ Y tế, xây dựng các Trung tâm, khoa Hô hấp, bệnh viện ngành tạo thành mạng lưới trên toàn quốc nhằm mục đích:

- Phục vụ tích cực người bệnh Hô hấp.

- Nâng cao trình độ kiến thức và sử dụng các phương pháp hiện đại trong công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh Hô hấp, theo kịp các nước phát triển trên thế giới.

2.2. Giúp đỡ các bệnh viện, các Trung tâm, khoa Hô hấp trong cả nước về mặt kỹ thuật để có thể xử trí thật tốt các trường hợp bệnh khó, hiếm gặp.

2.3. Giúp đỡ, tư vấn các bệnh viện, Trung tâm, khoa Hô hấp có kiến thức để tiếp thu và sử dụng được những phương tiện kỹ thuật hiện đại của chuyên ngành Hô hấp.

3. Về đào tạo

Hội Hô Hấp Việt Nam phát triển dựa trên việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe hô hấp của người dân và nâng cao trình độ của nhân viên y tế, qua các hoạt động cụ thể:

- Tổ chức các khóa đào tạo y khoa liên tục, cấp chứng chỉ khi đủ điều kiện.

- Nâng cao trình độ NCKH bằng các khóa học, tổ chức các hội nghị cấp quốc gia, quốc tế và hợp tác quốc tế.

- Viết các bản hướng dẫn về bệnh lý hô hấp.

- Tổ chức các hoạt động cộng đồng về sức khỏe của hô hấp để nâng cao sự hiểu biết và quan tâm của các quan chức Chính phủ và người dân.

- Tham gia các tổ chức Hô hấp quốc tế (ERS)/Forum of International Respiratory Societies/ GARD.

- Thành lập các phân hội (Nội soi hô hấp, thăm dò chức năng hô hấp, bác sỹ gia đình…) để đẩy mạnh cơ hội hợp tác quốc tế và phát triển sâu cho ngành hô hấp.

- Đào tạo Đại học: Phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội và các trường Đại học Y Dược khác xây dựng, thống nhất chương trình giảng dạy ngành Hô hấp.

- Đào tạo sau đại học: tạo điều kiện, giúp đỡ trong thực hiện đề tài, hướng dẫn khoa học cho các hội viên để hoàn thành luận án nội trú bệnh viện, thạc sỹ, tiến sỹ, bác sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp 1, cấp 2 về chuyên ngành Hô hấp.

- Tìm kiếm các học bổng cho học viên để học thêm trong và ngoài nước.

4. Trao đổi thông tin khoa học

- Tiến tới có một tạp chí riêng về Y học Lâm sàng Hô hấp.

- Liên kết với một số báo, tạp chí, sách hướng dẫn về bệnh học có uy tín ở trong nước cũng như nước ngoài để xuất bản phiên bản tiếng Anh tại Việt Nam.

- Tổ chức các buổi hội thảo trong nước về bệnh Hô hấp cho các hội viên, có sự tham gia của các đồng nghiệp nước ngoài.

- Cử hội viên tham dự các hội thảo, hội nghị chuyên ngành Hô hấp tại nước ngoài.

5. Nghiên cứu khoa học

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về Y khoa Lâm sàng.

- Tiến hành các NCKH cấp quốc gia về hô hấp để có các số liệu để BHYT có thể sử dụng trong hoạch định các chính sách.

- Khuyến khích và tài trợ các công trình nghiên cứu chuyên sâu về bệnh Hô hấp.

6. Mở rộng mạng lưới

- Hội Hô Hấp Việt Nam sẽ kết nạp hội viên gồm những cá nhân hoạt động trong ngành sức khỏe hô hấp: Các chuyên gia hô hấp, các bác sỹ, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, điều dưỡng và kỹ thuật viên.

- Phấn đấu có hội viên ở mỗi tỉnh vào năm 2015. Mỗi tỉnh có một đơn vị thăm dò chức năng hô hấp (TDCN) đạt chuẩn.

- Từng vùng sẽ có đại diện trong Ban chấp hành để đảm bảo có kế hoạch phát triển ngành hô hấp, phù hợp với từng vùng ở nhiệm kỳ 2.

7. Hợp tác quốc tế

- Hợp tác với các Hội bạn, nhất là các hội gần gũi với Hô hấp: Hội Lao và Bệnh phổi, Hội Tai mũi họng, Hội Gây mê và Hồi sức, Hội Phẫu thuật lồng ngực, Hội Bệnh phổi Pháp Việt (AFVP), Hội Phổi các nước nói tiếng Pháp (SPLF), Hội Hô hấp Châu Âu (ERS), Hội Hô hấp Châu Á Thái Bình Dương (APSR), và một số hội khoa học quốc tế khác để phối hợp tốt trong việc sử dụng các nguồn lực, tránh lãng phí.

- Trao đổi hội viên đi học tại nước ngoài cũng như tiếp nhận hội viên của các nước đến Việt Nam học tập, nghiên cứu.

- Giới thiệu, hỗ trợ các thủ tục để học viên có thể tham gia các hội chuyên ngành Hô hấp của các nước nếu có điều kiện cho phép.   

CHỦ TỊCH HỘI HÔ HẤP VIỆT NAM

(Đã ký)

GS. TS. NGÔ QUÝ CHÂU

Chia sẻ trên: