🔇🔇🔇 VIÊM THANH QUẢN

💧Thuật ngữ viêm thanh quản dùng để chỉ tình trạng viêm niêm mạc thanh quản. Quá trình viêm có thể khu trú ở niêm mạc hoặc lan xuống lớp dưới. Diễn biến từ xung huyết, phù nề, loét niêm mạc đến viêm cơ, hoại tử sụn.
⚠️Viêm thanh quản cấp là bệnh thường gặp trong cộng đồng, có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được xếp thành các thể lâm sàng khác biệt. Bênh có thể do nhiễm khuẩn (phế cầu, hemophilus influenza…) hoặc do vius (cúm, virus hợp bào hô hấp…nhưng thường tiếp sau đó là sự bội nhiễm vi khuẩn) hoặc không do nhiễm khuẩn (như: sử dụng giọng quá mức, dị ứng, bỏng hóa chất, chấn thương thanh quản…).
📝Triệu chứng chủ yếu là:
🔖 Khàn tiếng có thể dẫn đến mất tiếng, đau họng, nói khó
🔖 Ho khan
🔖 Kích thích họng thường về buổi tối
🔖 Sốt kèm theo nếu nhiễm virus ở đường hô hấp trên như hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ khớp.
👉Tùy từng giai đoạn của bệnh mà các tổn thương thanh quản ở mức độ khác nhau, để quan sát rõ hơn tổn thương cần khám và nội soi tai mũi họng tại cơ sở y tế. Dựa trên mức độ tổn thương và triệu chứng lâm sàng bác sĩ sẽ chỉ định điều trị hợp lý cho bệnh nhân. Bệnh phát hiện sớm, điều trị đúng sẽ khỏi hoàn toàn. Nếu phát hiện muộn và kiêng nói không tốt sẽ điều trị lâu khó phục hồi hoàn toàn và có thể dẫn đến một số bệnh thanh quản mạn tính khác như: u nang dây thanh, polip dây thanh, viêm dày dây thanh.
🔰 Các biện pháp điều trị bao gồm:
✅ Hạn chế nói: vấn đề quan trọng, vẫn nói trong khi bị viêm thanh quản cấp có thể dẫn đến phục hồi rất chậm và có thể phục hồi không hoàn toàn.
✅ Không dùng rượu và thuốc lá. - Điều trị thuốc: kháng sinh, giảm viêm, giảm ho, giảm đau hoặc corticoid theo chỉ định của bác sĩ.
✅ Giữ vệ sinh mũi họng.
✅ Tránh tiếp xúc khói, bụi, không khí khô lạnh.
✅ Uống nhiều nước.
🍀 Bên cạnh đó, cũng thường gặp viêm thanh quản mạn tính, khác với viêm thanh quản cấp tính, tình trạng bênh lý này không có triệu chứng gì khác ngoại trừ khàn tiếng kéo dài không có xu hướng tự khỏi và phụ thuộc vào quá trình viêm thông thường không đặc hiệu cần phải chẩn đoán loại các bệnh nhân lao thanh quản, giang mai, nấm thanh quản. Thường là hậu quả của viêm thanh quản cấp tái diễn nhiều lần, càng về sau tình trạng khàn tiếng càng tăng. Một vài nguyên nhân của bệnh như:
🧑‍🎤👩‍🏫 Do phát âm: ca sĩ, giáo viên dễ bị viêm do thanh quản làm việc quá sức, phát âm không hợp với âm vực của mình. 🌬 Do đường hô hấp: hít phải hơi hoá chất, viêm mũi, viêm xoang mạn tính, uống rượu, hút thuốc hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc…
💊 Điều trị triệu chứng bệnh ngoài các biện pháp điều trị triệu chứng giống như viêm thanh quản cấp cần chú ý điều trị căn nguyên điều trị viêm mũi xoang mạn, tránh dùng giọng quá mức kéo dài…

(Nguồn: Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai)

Chia sẻ trên:

Các tin khác