Các nhóm thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và tác dụng phụ hay gặp

 CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ TÁC DỤNG PHỤ HAY GẶP

=============================

⁉️ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và tắc nghẽn luồng khí thở, là hậu quả của các bất thường đường thở và/hoặc phế nang do phơi nhiễm với bụi hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính

Zalo

⚠️ Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc BPTNMT là ho, khạc đờm mạn tính; khó thở tiến triển nặng dần theo thời gian; khò khè tái diễn. Hiện nay ở nước ta, do thói quen hút thuốc lá và môi trường sống ô nhiễm nên BPTNMT đang ngày càng có chiều hướng gia tăng.

👉 𝗖𝗮́𝗰 𝗻𝗵𝗼́𝗺 𝘁𝗵𝘂𝗼̂́𝗰 đ𝗶𝗲̂̀𝘂 𝘁𝗿𝗶̣ 𝗕𝗣𝗧𝗡𝗠𝗧 𝗯𝗮𝗼 𝗴𝗼̂̀𝗺:

💊 𝗡𝗵𝗼́𝗺 𝘁𝗵𝘂𝗼̂́𝗰 𝗸𝗶́𝗰𝗵 𝘁𝗵𝗶́𝗰𝗵 𝗯𝗲𝘁𝗮𝟮: giãn phế quản, làm giảm kháng trở đường thở do đó tăng lưu lượng khí thở. Nhóm thuốc này thường được sử dụng ở dạng xịt, hít và được chia làm 2 nhóm:

𝙉𝙝𝙤́𝙢 𝙩𝙖́𝙘 𝙙𝙪̣𝙣𝙜 𝙣𝙜𝙖̆́𝙣: salbutamol, terbutalin…

𝙉𝙝𝙤́𝙢 𝙩𝙖́𝙘 𝙙𝙪̣𝙣𝙜 𝙠𝙚́𝙤 𝙙𝙖̀𝙞: salmeterol, formoterol, indacaterol, oldaterol…

𝙏𝙖́𝙘 𝙙𝙪̣𝙣𝙜 𝙥𝙝𝙪̣ hay gặp gồm có: nhịp nhanh xoang, run tay, giảm nồng độ kali máu và tăng tiêu thụ oxy khi nghỉ ngơi ở bệnh nhân suy tim

💊 Nhóm thuốc kháng cholinergic: ức chế acetylcholine gây giãn phế quản và giảm tiết dịch nhầy. Nhóm thuốc này thường được sử dụng ở dạng xịt, hít và được chia làm 2 nhóm:

𝙉𝙝𝙤́𝙢 𝙩𝙖́𝙘 𝙙𝙪̣𝙣𝙜 𝙣𝙜𝙖̆́𝙣: ipratropium

𝙉𝙝𝙤́𝙢 𝙩𝙖́𝙘 𝙙𝙪̣𝙣𝙜 𝙠𝙚́𝙤 𝙙𝙖̀𝙞: tiotropium, glycopyrronium,aclidinum…

𝙏𝙖́𝙘 𝙙𝙪̣𝙣𝙜 𝙥𝙝𝙪̣ hay gặp là khô miệng. Có sự gia tăng nhẹ biến cố tim mạch không mong muốn ở bệnh nhân BPTNMT điều trị dài ngày với ipratropium bromide đã được báo cáo.

Zalo

💊 Nhóm methylxanthine: hoạt chất theophylline tác dụng trực tiếp giãn cơ trơn phế quản, ức chế adenosine ngoại bào (là chất gây co thắt phế quản), từ đó cải thiện sự co thắt ở bệnh nhân BPTNMT. Nhóm thuốc này ở dạng uống với hàm lượng 100mg và 300mg.

🧪 Ngộ độc thuốc liên quan đến liều là vấn cần quan tâm khi điều trị thuốc nhóm xanthine vì khoảng cách giữa liều điều trị với liều độc là nhỏ và phần lớn hiệu quả của thuốc chỉ xuất hiện ở liều gần với liều độc.

𝙏𝙖́𝙘 𝙙𝙪̣𝙣𝙜 𝙥𝙝𝙪̣xuất hiện các rối loạn nhịp nhĩ và thất (có thể gây tử vong) và động kinh cơn lớn (có thể xuất hiện bất kể có tiền sử động kinh trước đó hay không). Các tác dụng phụ khác bao gồm đau đầu, mất ngủ, nôn và ợ nóng, những tác dụng phụ này có thể xuất hiện với liều điều trị của theophylline.

💊 Corticoid dạng hít: giúp giảm viêm, phù nề đường hô hấp

Tuy nhiên đây cũng là nhóm thuốc có nhiều 𝙏𝙖́𝙘 𝙙𝙪̣𝙣𝙜 𝙥𝙝𝙪̣:

🦠 Corticoid dạng hít liên quan với tỷ lệ cao mắc nấm miệng, khàn giọng, bầm tím trên da và viêm phổi.

🚬 Bệnh nhân có nguy cơ cao viêm phổi là những người thường xuyên hút thuốc, tuổi ≥ 55, có tiền sử trước đó có đợt cấp, viêm phổi, BMI <25 kg/m2, mức độ khó thở qua thang điểm MRC nặng, và/hoặc có tắc nghẽn đường thở nặng. Tăng nguy cơ giảm mật độ xương và gẫy xương khi sử dụng ICS, tăng nguy cơ tiểu đường, tiểu đường khó kiểm soát, đục thủy tinh thể, nhiễm Mycobacteria bao gồm lao

💊 Thuốc ức chế men phosphodiesterase 4 (roflumilast) có khả năng chống viêm do ức chế hoạt động của nhiều loại tế bào: lympho T, bạch cầu ái toan, dưỡng bào, tế bào biểu mô và cơ trơn.

Tác dụng phụ hay gặp: nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.

Zalo

☘️ Mỗi bệnh nhân sẽ sử dụng một phác đồ điều trị khác nhau. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có hướng điều trị cho bệnh nhân, tránh các tác dụng phụ. Vì vậy, khi có triệu chứng hay đã được chẩn đoán mắc Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa về Hô hấp để có lời khuyên và tư vấn cụ thể cho trường hợp của mình.

👉 Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai là một trong những đơn vị hàng đầu khám và điều trị các bệnh lý về Hô hấp luôn sẵn sàng đón tiếp bệnh nhân với đội ngũ y bác sĩ tận tình, chuyên nghiệp.

(Nguồn: Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai)

Chia sẻ trên:

Các tin khác