Thở máy không xâm nhập trong Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Thở máy không xâm nhập nhập BiPAP (Bilevel positive airway pressure) – áp lực dương hai thì, là phương pháp hỗ trợ ưu tiên cho những bệnh nhân COPD ở giai đoạn nặng.

🔴THỞ MÁY KHÔNG XÂM NHẬP TRONG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH🔴

🔻Đại cương

👉Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường của đường thở và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây COPD (GOLD 2020). Triệu chứng chính của bệnh là: khó khè, khó thở và ho khạc đờm mạn tính. Tiêu chẩn vàng để chẩn đoán COPD là đo chức năng hô hấp: rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục với test phục hồi phế quản. Bên cạnh vài trò to lớn của thuốc giãn phế quản thì các phương pháp hỗ trợ hô hấp rất quan trong trong việc điều trị bệnh nhân COPD ở giai đoạn nặng.

👉Thở máy không xâm nhập nhập BiPAP (Bilevel positive airway pressure) – áp lực dương hai thì, là phương pháp hỗ trợ ưu tiên cho những bệnh nhân COPD ở giai đoạn nặng. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng mình lợi ích to lớn của máy thở trong điều trị tăng khí CO2 máu trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Những nghiên cứu này đều chỉ ra rằng: thở máy giúp cải thiện triệu chứng, giảm thời gian nằm viện, giảm nguy cơ phải đặt ống nội khí quản, và giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân đợt cấp của COPD có tăng khí CO2 máu.

🔶Thở máy trong đợt cấp

🔸Chỉ định

- Khó thở vừa tới nặng có co kéo cơ hô hấp phụ và hô hấp nghịch thường.

- Toan hô hấp nặng (pH: 7,25 - 7,30) và PaCO2 45 – 65 mmHg.

- Tần số thở > 25 lần/phút

🔸Chống chỉ định

- Ngừng thở, ngủ gà, rối loạn ý thức, không hợp tác.

- Rối loạn huyết động: tụt huyết áp, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.

- Nguy cơ hít phải dịch dạ dày, đờm nhiều, dính.

- Mới phẫu thuật răng hàm mặt hoặc mổ dạ dày.

- Bỏng, chấn thương đầu, mặt, béo phì quá nhiều

🔸Cài đặt

- Việc cài đặt chỉ số I (áp lực khi hít vào)/E (áp lực khi thở ra) phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng của bệnh nhân sao cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu nhất

- Cài đặt ban đầu cho bệnh nhân

o Bắt đầu với: IPAP = 8 - 10 cmH2O.

o EPAP: 4 - 5 cmH2O.

o FiO2 điều chỉnh để có SpO2> 90%.

- Theo guideline của Hội Lồng Ngực Anh vương quốc Anh (British Thoracic Society) năm 2016

o Bắt đầu với IPAP: 15cm H2O, có thể 20 cm H2O khi pH<7,25

o EPAP không quá 8 cm H2O

o Khi cài đặt máy thở không nên cài IPAP >30cm H2O và EPAP >8 cmH2O

🔸Theo dõi

- Đánh giá dựa vào mức độ khó chịu của bệnh nhân, ý thức của bệnh nhân, sự di chuyển ngực, bụng của bệnh nhân

- Tần số thở và nhịp thở, sự co kéo các cơ hô hấp phụ

- Theo dõi SpO2

- Lấy khí máu động mạch sau 1-2h thở máy theo sõi. Nếu khí mức độ suy hô hấp không cải thiện cân nhắc đặt ống nội khí quản thở máy xâm nhập.

🔸Mục tiêu

- Bệnh nhân dễ chịu, sự gắng sức hô hấp giảm

- Tần số thở < 30 lần/phút

- SpO2: 88-92%

- Khí máu động mạch có cải thiện và đã bớt tình trạng toan hô hấp

Hình ảnh thở máy BiPAP cho những bệnh nhân đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm Hô Hấp – Bệnh viện Bạch Mai

🔷Thở máy không xâm nhập trong giai đoạn ổn định (tại nhà)

Thở máy không nhập nhập tại nhà cho những bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tang khí CO2 máu giúp cải thiện triệu chứng, giảm tần số các đợt cấp, giảm tần suất nhập viện, cải thiện tỷ lệ tử vong.

🔹Chỉ định:

o Chỉ định thở máy không xâm nhập (BiPAP) đối với bệnh nhân COPD giai đoạn ổn định có tăng CO2 máu nặng mạn tính (PaCO2 ≥50 mmHg) và tiền sử nhập viện gần đây.

o Bệnh nhân BPTNMT có ngừng thở khi ngủ (chồng lấp COPD và ngừng thở khi ngủ) giúp cải thiện thời gian sống thêm và giảm tần xuất nhập viện

🔹Thời gian thở ngày ít nhất 15-18h

(Nguồn: Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai)

Chia sẻ trên:

Các tin khác