[HEN KÈM VIÊM MŨI DỊ ỨNG] - CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH HEN (P.2)

👶👶👶 Chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo của nội dung chẩn đoán xác định hen. Đối với việc chẩn đoán Hen ở trẻ em sẽ luôn khó khăn hơn ở người lớn do các dấu hiệu lâm sàng cũng như khả năng đáp ứng của trẻ rất khó khăn.
 
🌟 Chẩn đoán ban đầu hen ở trẻ chưa điều trị dựa vào tiền sử, lâm sàng và một số test thăm dò chức năng hô hấp
 
1. Triệu chứng hô hấp và thay đổi các triệu chứng hô hấp
Khò khè, ho, nặng ngực, khó thở tái đi tái lại:
• Có nhiều hơn một triệu chứng (khò khè, khó thở, ho, nặng ngực).
• Triệu chứng tăng về đêm hoặc gần sáng.
• Triệu chứng thay đổi về thời gian và mức độ.
• Triệu chứng có thể bị kích phát hoặc khởi phát bởi vận động, dị nguyên, cười to, không khí lạnh.
• Triệu chứng thường xuất hiện hoặc xấu đi khi nhiễm vi rút.
🍂🍂🍂🍂🍂🍂🍂🍂🍂🍂
2. Khám thực thể khi cơn hen điển hình
Lồng ngực: Bình thường hoặc có thể biến dạng
Nghe: Ran rít, ran ngáy hoặc phổi im lặng khi nặng
Suy hô hấp theo mức độ nặng: Các dấu hiệu rút lõm lồng ngực, co kéo cơ hô hấp đánh giá theo tiêu chí mức độ nặng của cơn hen và lứa tuổi của trẻ.
☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️
3. Bệnh sử và tiền sử gia đình
Tiền sử bản thân trẻ có viêm mũi dị ứng hoặc chàm (eczema) hoặc tiền sử gia đình hen hoặc mắc các bệnh dị ứng
🌻🌻🌻🌻🌻🌻🌻🌻🌻
4. Xác định thay đổi giới hạn luồng khí thở ra
- Thăm dò chức năng thông khí: Ghi nhận dao động quá mức chức năng thông khí VÀ ghi nhận rối loạn thông khí tắc nghẽn: Sự dao động càng lớn, hoặc nhiều lần thay đổi thì chẩn đoán càng đáng tin cậy. Ít nhất một lần trong quá trình chẩn đoán khi FEV1 thấp, và FEV1/FVC giảm (bình thường >0,9 ở trẻ em)
- Test hồi phục phế quản dương tính (lưu ý ngừng dùng SABA ≥ 4 giờ, LABA ≥ 15 giờ trước khi làm test): Tăng FEV1 ≥ 12% giá trị dự đoán
- Dao động PEF quá mức, đo 2 lần một ngày trong 2 tuần: Trung bình hàng ngày PEF >13%
- Test kích thích vận động dương tính: Giảm FEV1 > 12% giá trị dự đoán, hoặc PEF > 15%
- Chức năng thông khí dao động quá mức giữa các lần khám: Thay đổi FEV1 > 12% hoặc PEF > 15% giữa các lần khám
- Test khác:
• Test lẩy da dương tính với các dị nguyên nghi ngờ gây cơn hen cấp (dị nguyên hô hấp)
• IgE toàn phần hoặc IgE đặc hiệu
• FeNO khí thở ra > 50 ppb
• Đo sức cản đường thở
 
🌟 Chẩn đoán hen ở trẻ đã dùng thuốc điều trị duy trì
Quá trình xác định chẩn đoán dựa vào triệu chứng của bệnh nhân và chức năng thông khí
 
1. Triệu chứng hô hấp thay đổi và giới hạn thông khí tắc nghẽn dao động:
- Chẩn đoán xác định hen.
- Đánh giá mức độ kiểm soát hen và xem xét thuốc duy trì
🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀
2. Triệu chứng hô hấp thay đổi nhưng không có giới hạn thông khí tắc nghẽn dao động
- Làm test hồi phục phế quản. Nếu bình thường, cân nhắc chẩn đoán.
- Nếu FEV1 > 70%: cân nhắc test kích thích phế quản. Nếu âm tính, giảm thuốc dự phòng và đánh giá sau 2-4 tuần
- Nếu FEV1 < 70%: cân nhắc nâng thuốc dự phòng trong vòng 3 tháng, đánh giá lại triệu chứng và chức năng thông khí. Nếu không đáp ứng xem lại điều trị, chẩn đoán và xét nghiệm.
🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁
3. Ít triệu chứng, chức năng thông khí bình thường và không có dao động thông khí tắc nghẽn
- Làm lại test hồi phục phế quản. Nếu bình thường, cân nhắc chẩn đoán.
• Nếu triệu chứng xuất hiện và chức năng thông khí giảm: hen được xác định. Tăng điều trị dự phòng tới liều thấp nhất đạt hiệu quả.
• Nếu không biến đổi về triệu chứng và chức năng thông khí tại bước kiểm soát thấp nhất: cân nhắc dừng thuốc dự phòng, và theo dõi chặt chẽ trong 12 tháng
🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼
4. Tồn tại triệu chứng khó thở và giới hạn thông khí tắc nghẽn cố định
Cân nhắc tăng thuốc dự phòng trong vòng 3 tháng, sau đó đánh giá lại triệu chứng và chức năng thông khí. Nếu không đáp ứng bắt đầu xem lại điều trị trước đó và cân nhắc chẩn đoán và xét nghiệm
 
🌟 Chẩn đoán phân biệt
 
- Triệu chứng ho do viêm đường hô hấp trên mạn tính: Ho nhưng không kèm khò khè
- Hít phải dị vật: Triệu chứng đột ngột, ran rít khu trú một bên, khai thác triệu chứng của hội chứng xâm nhập
- Giãn phế quản: Nhiễm trùng tái diễn, ho khạc đờm mạn tính
- Rối loạn lông chuyển nguyên phát: Nhiễm trùng tái diễn, ho đờm, viêm xoang
- Bệnh tim bẩm sinh: Nghe tim có tiếng thổi, siêu âm tim để chẩn đoán xác định
 

(Nguồn: Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai)

Chia sẻ trên:

Các tin khác