[HEN KÈM VIÊM MŨI DỊ ỨNG] - CÁC YẾU TỐ KHỞI PHÁT

📌 Mạt bụi nhà
📌 Gián
📌 Lông súc vật
📌 Phấn hoa
📌 Nấm mốc
📌 Các dị nguyên ở nơi làm việc
 
Hen [suyễn] và Viêm mũi dị ứng đều cùng chung các yếu tố khởi phát là các dị nguyên đường hô hấp. Những dị nguyên này tác động lên đường hô hấp là nguyên nhân dẫn đến dị ứng
 
🥀 Phấn hoa: phấn hoa có kích thước lớn, hay gây các triệu chứng hen kèm VMDƯ. Đây là nguyên nhân gây bệnh theo mùa. Tùy vào vị trí địa lý, thời gian trong năm, để xác định loại phấn hoa gây bệnh.
 
🍄 Nấm mốc: phát triển ở những nơi ẩm ướt, tối tăm. Các bào tử nấm phát tán khắp nơi và thường gây các triệu chứng dị ứng quanh năm.
 
😷 Các dị nguyên ở nơi làm việc: một số bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây dị ứng tại nơi làm việc như bụi gỗ, bụi bông, bột mì, latex v.v… Trong những trường hợp này, cần xác định rõ nguyên nhân gây dị ứng để chuyển đổi nơi làm việc, để các triệu chứng không tiến triển nặng hơn.
 
🏚 Mạt bụi nhà: các loại mạt bụi nhà phổ biến gây dị ứng ở Việt Nam bao gồm: Dermatophagoides Pteronyssinus, Dermatophagoides Farinae, Blomia Tropicalis. Mạt bụi nhà tập trung nhiều ở thảm trải sàn, đệm giường, chăn, vải trải giường, gối v.v… Mạt bụi nhà thích hợp với môi trường có độ ẩm cao khoảng 75-80%, nhiệt độ khoảng 25oC -30oC và thường gây các triệu chứng dị ứng quanh năm.
 
🦗 Gián: không những gây ô nhiễm thực phẩm, gián còn là một trong những tác nhân gây dị ứng quanh năm, đặc biệt ở các nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Tất cả các bộ phận của cơ thể gián đều có tiềm năng gây dị ứng, kể cả phân, nước bọt.
 
🐈 Lông súc vật: mèo là vật nuôi hay gây dị ứng nhất mặc dù chó, ngựa, chuột cảnh v.v…. cũng là các nguyên nhân thường gặp. Tác nhân gây dị ứng là lông, vẩy da và nước bọt của các vật nuôi này. Triệu chứng vẫn tiếp tục sau vài tháng, cho dù các vật nuôi này đã được chuyển đi.
 

(Nguồn: Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai)

 

Chia sẻ trên:

Các tin khác